Quảng cáo Facebook với sản phẩm bị cấm
Hơi dài dòng một chút, nhưng có một số kiến thức hay.
Xu hướng bài PR online
Bài PR, hiểu đơn giản là một bài viết quảng bá về sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu…được viết khéo léo giống như một bài báo thông thường.
- Một tấm gương doanh nhân trẻ trên báo chí => Bài PR
- Một hotboy, hot girl chả có tài năng gì nổi trội vẫn được lên báo => Bài PR
- Bài viết giới thiệu về công dụng của một loại sản phẩm mới => Bài PR
Nhưng độc giả ngày càng thông minh hơn, chỉ lướt qua vài dòng, họ đã “đọc vị” được tính PR trong bài báo. Cá nhân mình trước kia cũng đã đặt hàng khá nhiều bài PR. Nói chung không mấy hiệu quả: view thấp, share và tương tác gần như không có.
Bài PR ngày nay đã có bước tiến hóa mới. Xem ví dụ sau:
Hình trên là một bài viết đơn thuần, không hề có chút nào seeding, PR trong đó. Nhưng mặt khác, bên cạnh bài viết đó là các quảng cáo về giới thiệu về sản phẩm. Bài viết vẫn cung cấp kiến thức bổ ích, vẫn hay, vẫn có nhiều like, share, nhận xét. Nhưng quảng cáo được xuất hiện khéo léo bên cạnh để giới thiệu dịch vụ. Mỗi lượt đọc bài là một lượt xem quảng cáo. Chẳng cần so sánh bạn cũng có thể biết được hiệu quả của phương pháp này.
Bài viết PR ngày càng được chuyển dịch theo xu hướng trên.
Với quảng cáo Facebook
Facebook cấm quảng cáo rượu? Không vấn đề. Hãy viết 1 bài trên website của bạn với nội dung bổ ích, chẳng hạn: “9 loại thực phẩm giúp giải cơn say” rồi chạy quảng cáo click to web cho chúng. Nhớ chừa mấy vị trí banner để trống nội dung.
Sau khi quảng cáo được duyệt, thay các banner trên để trống trên website của bạn bằng quảng cáo rượu. Vậy là xong.
Mỗi click về website cho bài viết, ứng với mỗi lần banner rượu được quảng cáo.
Đơn giản phải không?
Chúc bạn thành công.
Lưu ý: Pháp luật Việt Nam cấm quảng cáo rượu có nồng độ cồn lớn hơn 15 độ trên các phương tiện truyền thông, kể cả website. Bài viết này có thể ứng dụng với các loại rượu có nồng độ cồn nhỏ hơn 15 độ.